Thursday, November 29, 2007

Thay một lời cám ơn

Làm sao để nói hết lòng biết ơn của mình đến những người bạn rất thân và không thân, đã gặp hoặc chưa từng. Tôi đọc những chia xẻ tâm tình, những an ủi khích lệ, đọc tên những người đã ký vào thỉnh nguyện thư, và đọc thấy những địa chỉ ở Sài Gòn, Hà Nội, Biên Hoà, Vinh, có người còn ghi rõ số nhà, tên đường, thành phố. Bạn ơi! những âu lo những khích lệ đã giúp tôi đứng vững trước sóng gió. Xin được bày tỏ lòng mình bằng hai câu thơ thay cho một lời cám ơn:

Bạn bè đây như lửa ấm hoàng hôn
Nối ngày nắng với đêm dài quạnh quẽ

MH

3 comments:

Anonymous said...

Chị Mai Hương và hai cháu thương, em xin gởi chị lại bài thơ của anh Quân viết tặng Mẹ Hồ Điệp cách đây hơn 20 năm lúc anh ấy còn là một sinh viên toán học tại Hoa Kỳ, bài thơ đã được cháu Hoàng Ngâu dịch sang tiếng pháp cùng với vài dòng cảm xúc của cháu khi nghe tin bác Quân bị bắt.

Giờ đây, anh đang ở trong lòng đất Mẹ, Mẹ của chúng ta hay Mẹ Việt Nam?

Hương hãy kiên cường và giữ gìn sức khỏe để lo cho hai cháu trong ngày tháng sắp tới nghe Hương.

Thương nhiều, gia đìng Liên Vũ.

- Thưa Mẹ chiêù nay con nhớ Mẹ… -

Con thương em, thương nhớ sót sa lòng.
Trời bên đây rét mướt của mùa đông,
Cửa đóng kín lòng con không ấm nổỉ.
Tuyết đang rơi tiếng động cơ lò sưởi
Nghe vi vu như tiếng gió rừng chiều.
Con nhìn ra ngoài lớp kính đìu hiu,
Con tưởng tượng trong hoàng hôn có Mẹ.
Hình ảnh ấy như âm thầm kể lể.
Thương yêu con mà dấu diếm ưu phiền.
Tránh sao buồn lòng mẹ đã từng đêm ?
Nhớ các con nhìn các em trong giấc ngủ.
Con nhớ cả một vòng tay ấp ủ.
Vuốt tóc con lau những giọt mồ hôi.
Cả từ khi con đã lớn khôn rồi,
Vẫn được mẹ nuông chìu như tấm bé.
Thưa mẹ chiều nay con nhớ mẹ…
Con đã quên mình gửi bốn phương.
Con biết lắm vì đâu xa cách Mẹ.
Con đã đi trên thuyền sóng tủi hờn.
Thuyền càng xa càng đau xót quê hương.
Sóng càng lớn càng thương em nhớ Mẹ.
Con ngước mặt nhìn trời, cuối xem lòng bể,
Trong mênh mông con đã thấy ngày mai.
Mẹ chờ con đón nhận một tương lai.
Dâng lên mẹ một niềm vui kiêu hãnh.
Con làm toán ghi từng ngày bất hạnh,
Viết đau thương bằng công thức + -.
« Hạnh phúc không là những hanh phúc riêng tư . »
Đáp số ấy con vẫn nghe từ tim Mẹ.
Các em ơi hãy chờ anh em nhé.
Các em ngoan để cho mẹ mình vui.
Gia đình ta đă mất mát nhiều rồi…
Đã có lúc mồ hôi pha nước mắt.
Thôi em ạ thơ dài chiều đã tắt
Tạm dừng đây anh chào Mẹ hôn em.

Nguyễn Quốc Quân

Bản dịch bằng tiếng Pháp

- Ce soir ton souvenir revient… Mère… -

Mes frères me manquent, mes sœurs me manquent, tu me manques…
Votre souvenir, incandescent, brûle mon cœur…
Dehors, le ciel se couvre des nuages gris de l’hiver,
Et malgré la porte fermée, ils recouvrent mon cœur de leur manteau de givre,
Laissant mon corps au chaud et mon âme à l’ombre.
Les flocons s’entassent tandis que j’écoute la plainte monocorde du radiateur.
Alors, ce sifflement chargé de ma solitude se confond avec le souffle
envahissant du vent, la nuit tombée.
Mes yeux errent sur le gris du ciel au travers de la fenêtre,
Mon esprit rêve, en un rêve éveillé, que dans le soleil couchant,
doré de milles feus, je te vois, toi.
Cette image dans son mutisme semble me raconter,
Que tu m’aimes, et ton amour me protège,
Taisant les pleurs de tes soucis dans son silence.
Comment pourrais-tu ne pas être triste ?
Une mère attend souvent le noir de la nuit pour pleurer.
Pleurer ses enfants au loin, laisser sa tristesse refoulée dériver vers la mer
où dérivent ses petits.
Seule dans la lueur de la lune, elle se rend compte
de ses faiblesses, de ses angoisses, de sa colère,
Seule dans la lueur de la lune, elle veille sur ceux qui ne sont pas encore partis,
Ceux qui dorment encore d’un sommeil paisible.
Je me rappelle, encore la chaleur de tes étreintes,
la douceur de ces mains qui berçaient mon enfance,
Quand cette douceur déliait mes cheveux et essuyait ma sueur,
Comme maintenant tu essuies mes larmes.
Et même quand vient l’âge d’homme et de raison,
Je porte encore ton affection, comme étant enfant, comme avant.
Ce soir ton souvenir revient… Mère…
J’ai réfugié mon âme désespérée dans le vide de l’oubli, l’ai brisé et
l’ai éparpillé dans l’univers.
Mes souvenirs se font poussière dans l’écume de l’océan,
Et c’est de mon fait...
Je prends conscience de la raison pour laquelle je te quitte.
Je me suis embarqué sur un bateau de haine, et de rage,
Et plus la terre se fait lointaine,
plus mon cœur saigne pour mon pays.
Et, autant que les vagues grandissent,
Mon esprit se tend vers vous.
J’offre mon visage au ciel déchiré, je plonge mes yeux dans la mer déchainée,
Et là, dans l’obscurité, je vois l’avenir qui me tend les bras,
J’entends la vie qui m’appelle sur ses pas.
Attends-moi Maman.
Je te promets la joie de la fierté, mon cœur se fait de pierre et mon courage s’ensuit.
A présent, je ne suis plus seul à me dresser contre les vaques, tu es là,
mon pays est là, et pour tout cela,
Ma force ne faiblit plus.
Mes jours de malheur s’effacent dans les chiffres de mes calculs,
Et porte avec moi le poids de mes difficultés, les + et les -,
par lesquels s’expriment le souffle de ma détermination.
Ne t’inquiète pas pour moi maman,
« Que le bonheur n’appartienne pas qu’à soi. »
Cette solution à mes calculs, je ne l’espère pas, Je l’ai su,
je l’entendais déjà au fond de ton cœur depuis tant d’années.
Mes frères, mes sœurs, attendez-moi.
Soyez sages pour le bonheur de notre mère,
Tant de choses que notre famille a déjà perdues…
Gardez dans votre cœur ces instants d’émotions.
Et déjà, le crépuscule illumine une ultime seconde l’horizon
avant de le léguer à la flamme des étoiles,
Je m’arrête ici, je vous embrasse et je vous aime.

Hoàng-Ngâu Christine Tran-Duc
14ans

Chúng con đồng kính dâng lên Mẹ và Bà Ngoại : Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp
Và mến Tặng những người con cùng tâm trạng
Auteur : Nguyen Quốc Quân
Traductrice : Hoàng Ngâu Christine 14 ans

Anonymous said...

Cái nhìn về thời sự từ ánh mắt đứa trẻ 14 tuổi

Viết ngày 21/11/07,
Hoàng Ngâu Christine Trần Đức,
Bản dịch tiếng Việt của Bích Phượng


Tối nay, em đã dịch xong bài thơ hay này… Với những ai không biết bối cảnh lịch sử của bài thơ, em xin được thưa là nó kể lại những biến cố năm 1975, năm những người cộng sản bắt đầu chế độ của họ. Người anh lớn của mẹ em là tác giả bài thơ này.

Lúc đầu, em chưa hiểu thấu được hết ý nghĩa và lòng xúc cảm sâu xa của người viết những câu thơ trên … Nhưng qua lời mẹ kể về sự tàn bạo của cộng sản, về những thuyền nhân, về tình hình tuyệt vọng ở quê nhà... và qua những gì em học được trên ghế nhà trường , em đã có thể hiểu và cảm nhận thêm được một chút… Và em muốn viết lên đây, bằng lời lẽ của một đứa trẻ, có thể chỉ một phần nào những tình cảm chân thật của bác em để cùng chia sẻ những cảm xúc của em với những ai đang còn nhớ lại những biến cố đã qua.

Đối với em, một đứa trẻ sinh ra tại Pháp, chế độ Cộng sản ư ? Tự Do Dân Chủ ở Việt Nam ư ? Tất cả chỉ là mơ hồ…Em chỉ biết đến khi nhìn thấy những người trong nhà em tham gia đảng Việt Tân để đấu tranh giành lại Tự do Dân chủ cho Việt Nam…Em nghĩ lý tưởng mà gia đình em đang theo đuổi là đúng. Phải chăng có lẽ vì thế mà bác em đã viết : « Hạnh phúc không là những hạnh phúc riêng tư »… Nhưng, nếu em muốn hiểu được câu này thực sự muốn nói gì, có lẽ em phải phóng tầm nhìn tới tận bên kia nửa quả địa cầu, mà em thì còn quá nhỏ nên không nhìn thấu được.

Nhưng ngày hôm nay sự thật phũ phàng của năm xưa bỗng đổ ập đến trong em…Bỗng chốc, lần đầu tiên em đã cảm nhận được sự hy sinh to lớn của những người đã dấn thân cho tình hình có một sự chuyển đổi. Lần đầu tiên, em thấy được chung quanh em, sự đấu tranh và cả sự lo lắng.

Ngày 17/11/07, bác em và các bạn bác đã vô cớ bị bắt tại Việt Nam. «Trước khi bị bắt, họ cùng với một số chiến hữu đang trao đổi, thảo luận về hình thức đấu tranh bất bạo động cho Tự Do Dân Chủ»

• Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, quốc tịch Hoa Kỳ
• Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, quốc tịch Pháp
• Ông Trương Văn Ba, quốc tịch Hoa Kỳ
• Ông Nguyễn Thế Vũ, quốc tịch Việt Nam
• Ông Nguyễn Trọng Khiêm, quốc tịch Việt Nam
• Ông Somsak Khunmi, quốc tịch Thái Lan

Đã có 6 người bị bắt mà không có tin tức. Em thấy những người này đều vô tội và thật là bất công khi nhà cầm quyền Cộng Sản đã bắt giam họ. Tội của họ là đã có tấm lòng yêu nước. Phải chăng dân chủ là cái tội ? Em không biết, và cũng không nghĩ vậy; nhưng em biết chắc rằng, những người đã chịu đựng bao nhiêu gian khổ, đã đấu tranh đến nỗi bị tù đầy cho cái mà nơi đây người ta gọi là dân chủ, thì những người đó không thể nào là những tội phạm. Em thấy thật bất công nhưng thử hỏi trong tình trạng hiện nay có còn công lý hay không ? Người ta còn đang hy vọng rằng có công lý nhưng chính họ đang cố gắng sinh tồn trong sự bất công…

Em xin kêu gọi những ai cảm thấy bất bình hãy phản ứng, có thể giống như em, viết lên sự phẫn nộ qua những dòng thư này, hay bằng cách khác, để mong giải thoát được cho những người hiện đang bi bắt giữ, để sau này, chúng ta mới có thể có một đất nước thật sự có tự do nhân quyền và dân chủ.

Em xin gửi lời tạ ơn chân thành của một người cháu gái, và một đứa trẻ Việt Nam đến những đồng hương của em …

Viết ngày 21/11/07
Hoàng Ngâu Christine Trần Đức
Bản dịch tiếng Việt của Bích Phượng

-------
Ce soir, j’ai achevé la traduction de ce magnifique poème. Pour ceux qui ne connaissent pas le contexte historique de celui-ci, je tiens à dire qu’il narre les évènements dans l’année de 1975, année où les communistes commencèrent leur régime. Le frère aîné de maman est l’auteur de ce texte.

Au début, j’avais du mal à comprendre le sens, l’émotion profonde de celui qui a écrit ces mots, mais avec les récits de ma mère, la cruauté des communistes, le ‘’boat people’’, la situation presque désespérée là bas, et aussi ce que j’ai pu apprendre à l’école, j’ai cru comprendre, peut être un peu plus, et j’ai donné avec mes mots, ceux d’un enfant, une fraction sans doute de l’émotion réelle de mon oncle, afin de partager mes émotions avec tous ceux qui se souviennent encore de ces événements.

Pour moi, enfant née en France, le communisme ? La démocratie au VietNam ? Tout cela était assez flou. Je les ai connus à travers la participation de ma famille dans le parti Viêt Tân qui lutte pour la démocratie au VietNam. Je pense que leur cause est bonne. Sans doute est ce pour ça que mon oncle a dit « Hạnh phúc không là những hạnh phúc riêng tư »(Que le bonheur n’appartienne pas qu’à soi.). Mais, si je voulais vraiment savoir ce que cette phrase voulait dire, il aurait fallu que je regarde de l’autre côté du monde, et mes yeux ne portent pas jusque là.

Mais à présent, c’est comme si la réalité avait pris une part du passé et me l’avait jeté à la figure. Tout d’un coup, je ressens l’immense implication de tous ceux qui se battent pour que les choses changent. Je vois autour de moi, la lutte et l’inquiétude pour la première fois.

Le 17 novembre 2007, mon oncle et ses camarades se sont fait arrêter arbitrairement au Viêt Nam. ‘’Avant leur arrestation, ils avaient pris part à des discussions avec d’autres militants pour la démocratie sur la promotion de changements démocratiques pacifiques.’’

• Dr. Nguyen, Quoc Quan, mon oncle, citoyen américain
• Mme Nguyen, Thi Thanh Van, citoyenne française
• M. Truong, Leon (Van Ba), citoyen américain
• M. Nguyen, The Vu, citoyen vietnamien
• M. Nguyen, Trọng Khiem, citoyen vietnamien
• M. Khunmi, Somsak, citoyen thai

Je compte 6 personnes dont on a plus aucune nouvelle. Innocents, c’est ainsi que je vois toutes ces personnes, injuste, c’est ainsi que je vois leur situation. Leur crime aura été d’aimer leur pays. Est-ce que la démocratie est un crime ? Je ne sais pas, je ne pense pas mais je sais que celui qui a enduré tant de choses, qui s’est battu jusqu’à l’emprisonnement pour ce que chez nous on appelle la démocratie, ne peut pas être un criminel. Je dis que c’est injuste mais y a-t-il une justice dans tout cela ? Certains l’ont espéré et maintenant je sais qu’ils survivent dans l’injustice.

Après ça, j’en appelle à tous ceux qui se sentent concernés de réagir, que ce soit comme moi qui ai écrit ma colère ou autrement afin d’obtenir la libération des prisonniers pour que plus tard, nous puissions avoir un pays qui respecte la démocratie.

Enfin, je vous adresse un grand merci, en tant que nièce d'un prisonnier et jeune Vietnamienne envers ses compatriotes.

21 Novembre 2007,
Hoàng-Ngâu Christine Tran-Duc

Anonymous said...

Chị Hương thương mến,

Ti gửi chị lời chia sẻ của một chị trong diễn đàn hội ái hữu học sinh Lê Văn Duyệt, khi đọc bức thư kêu gọi hỗ trợ và những dòng tâm tình của chị


Cám ơn TVV đã cho PH đọc 1 bài thơ rất hay. PH xin bày tỏ lòng cảm phục đến gia đình anh Quân và chị Hương. Cầu mong chị giữ vững tinh thần và nghị lực để vượt qua những khó khăn trong lúc này...

Chị Đặng Mỹ ở Canada cũng gởi lời thăm chị...
Ti mong chị luôn giữ vững kiên cường, sức khỏe và tinh thần ...
Qua các d/đ mà em hiện đang sinh hoạt văn học nghệ thuật, em sẽ phổ biến và vận động chữ ký cho các anh chị, mong một ngày trả tự do thật gần ...

Thương, Titi