Wednesday, December 26, 2007

Thư gởi những người bạn trẻ Việt Tân

Chị đã nhận hoa, card, những an ủi và tấm lòng của các bạn. Cách đây nhiều năm, nỗi ưu tư lớn nhất của phần đông người Việt Nam là khi thế hệ mình già đi, không còn ai nối tiếp để trả cho mình món nợ mình đã mang đối với những người đã khuất, đối với mảnh đất đã cưu mang mình. Thế hệ trẻ sẽ chẵng biết gì về Việt Nam, sẽ chẳng quan tâm gì đến một đất nước cách xa mình đến nửa vòng trái đất.

Và các bạn đã là một ngạc nhiên, là niềm hãnh diện mỗi lần anh Quân nhắc đến. Các bạn xuất hiện như những người trẻ đầy lý tưởng, không mang một món nợ nào đối với quá khứ, nhưng mang trong mình một trái tim với thật nhiều hoài bão và ước mơ. Là một thầy giáo, anh Quân thường hay nói với chị: H có thấy trong lịch sử Việt Nam bất cứ thời đại nào, những ai dù thành danh hay không, cuối cùng họ đều trở về làng quê làm một thầy đồ chỉ mong đào tạo một thế hệ tương lai, trong đó có ông thầy đồ nổi tiếng thế giới - Chu Văn An - dâng sớ xin chém đầu bảy kẽ nịnh thần rồi cáo quan về làng quê dạy học.

Trong ký ức của mỗi người Việt Nam, chắc hẳn có những điều không thể nào quên. Ở chị, điều đó bắt đầu từ năm lên bốn tuổi. Chị ở trong một trại gia binh ngoài miền trung, hồi đó phía sau nhà ai cũng có một hầm bao cát. Có những đêm, mẹ chị một tay bồng đứa nhỏ, tay khác kéo lê đứa lớn xuống hầm. Giấc ngủ bị ngắt quãng với những trái hoả châu sáng rực ở ngoài trời cùng tiếng đạn réo qua mái tôn. Nhà chị có một bàn thờ phật thật lớn, mỗi tối mấy chú trong đơn vị thiết giáp và gia đình họ đều đến để đọc kinh. Những người chị nhớ nhất là có chú Tiềm đánh mõ, chú Phôi đánh chuông, và bác Tiếp là người đứng ở giữa đọc kinh.

Chẳng biết chiến tranh lúc ấy khốc liệt như thế nào, chỉ trong vòng một tháng, có rất nhiều người trong đơn vị ấy không trở về. Chị nhớ mãi cái đêm chú Tiềm mất, một người khác phải thế chỗ của chú. Bác Tiếp là người khai kinh cầu siêu cho chú, một tuần sau bác Tiếp cũng mất trong một trận đánh sau đó.Trong trí nhớ của đứa bé lên bốn, chị nhớ đêm ấy có nhiều người khóc lắm, chị trốn dưới gầm bàn thờ và khóc thật nhiều cho đến khi những người lớn trong nhà tìm ra, ai cũng ngạc nhiên và không hiểu tại sao chị khóc nhiều như vậy. Chính chị cũng không hiểu tại sao mình cứ nhớ mãi cái đêm cầu kinh đó đến tận giờ.

Thursday, December 20, 2007

Học trò cũ muốn đi thăm nuôi

Tuần trước học trò cũ của anh ở Việt nam gọi qua xin địa chỉ của nhà tù để đi thăm nuôi thầy Quân. H có hỏi nhân viên toà lãnh sự ở Sài Gòn nhưng họ bảo không phải người nhà họ không cho vào thăm đâu. Trời ở đây đã bắt đầu lạnh rồi, năm nay khu nhà mình người ta giăng đèn nhiều hơn. Nằm ở đâu đêm nay anh có hình dung ra được mẹ con H ở nhà như thế nào không? trong nhà tù không biết anh có lạnh không ? họ có cho anh đủ chăn không?

Buổi chiều H nói chuyện với nhân viên toà lãnh sự, H chưa thấy ai dễ thương như người này. Biết H lo lắng nhiều cho anh, ông an ủi H. Ông cho rằng người Việt Nam rất dễ mến, hiếu khách. Ông kể chuyện sáng nay ông trông thấy một người đang cầm một trái bắp rất ngon, ông khen bằng tiếng Việt và mặc dù tiếng Việt của ông không giỏi nhưng người đó tặng ngay trái bắp cho ông. Ông nói chị tưởng tượng được không, tôi chỉ là một người lạ mà họ sẵn sàng tặng thức ăn cho tôi. Ông làm H hãnh diện và vui lây, H cám ơn ông về thiện cảm của ông dành cho người Việt mình, và H nói cũng vì yêu thương đất nước mình, yêu thương những con người đó mà anh và các bạn anh trở về.

Tuesday, December 18, 2007

Những người bạn chưa bao giờ biết tên


Hôm qua ở DC đi biểu tình cùng đồng bào trước toà lãnh sự CSVN. H gặp thật nhiều người, có những khuôn mặt thật quen, đã gặp đâu từ mười lăm, hai mươi năm trước. Những người cùng đi biểu tình lúc H mới ở Việt Nam qua. Những khuôn mặt thật quen, nhưng chưa bao giờ biết tên. Đã gặp từ lúc tóc còn xanh, bây giờ có người đã hoa râm, có người bạc trắng. H nhớ đến điều anh hay nói: "Đất nước Việt Nam mình có hàng trăm Phan Bội Châu, hàng trăm Nguyễn Thái Học. Những Phan Bội Châu, những Nguyễn Thái Học không tên tuổi đó đã thầm lặng góp phần của họ cho đất nước."


Đi biểu tình nhiều lần, nhưng lần này tấm hình mang trước ngực mình lại là hình của anh. H cố nén mà vẫn không cầm được nước mắt. Mấy cô trong đoàn biểu tình khuyên H "Đừng có khóc, khóc ở đây CS nó cười cho, phải vững vàng lên" Đoàn biểu tình sau đó đã đi bộ khoảng một mile đến toà đại sứ Trung Cộng để phản đối chuyện Trung Cộng muốn cướp Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đoàn biểu tình có một bác đã tám mươi tuổi, bác cũng đi chung với đoàn biểu tình. Buổi chiều trời lại mưa lạnh, không biết bác có bị cảm lạnh gì không? Bác ơi! con xin thay mặt anh Quân và các chiến hữu của anh, cảm tạ tấm lòng của bác đối với các anh và đất nước.

Saturday, December 8, 2007

Gặp nhau từ khởi nghĩa Mê Linh

Thân gởi chị TMH, Ti Ti, và TB,

Nói lời cám ơn H nghĩ có hơi thừa đối với tấm lòng của các bạn dành cho H và anh Quân. Cho H được bắt đầu bằng bốn câu thơ của thi sĩ Bắc Phong:

Gặp nhau từ khởi nghĩa Mê linh
Đứa giữ voi trận đứa tiền binh
Cùng đứng trên bờ ôm nhau khóc
Khi Nhị Trưng sông Hát trầm mình.

Có lẽ đó là chuyện ngàn đời của dân mình, mình đã gặp nhau như vậy, gặp nhau từ tấm lòng nghĩ đến đất nước. Cho nên dân tộc mình mới chiến thắng được bao nhiêu cuộc ngoại xâm. H là một người ít ra ngoài cộng đồng, vậy mà khi biết chuyện của anh Quân và các bạn của ảnh bị bắt. Các cô, các bác, các chú, các bạn ở Sacramento đã họp lại để thành lập một uỷ ban hổ trợ cho anh Quân và các bạn của ảnh. H còn nhận được thư tay của bác ĐT, và cả bài nhạc bác phổ từ bài thơ nhớ mẹ của anh Quân nữa.

Hôm qua H nhận được điện thoại từ cô Alicia thuộc văn phòng của bà Barbara Boxer. Mặc dù Bộ ngoại giao đã kể cho H nghe về buổi gặp gỡ của toà lảnh sự với anh Quân rồi. Cô vẫn tường thuật lại từng chi tiết, đến đoạn anh Quân đang dạy cho một em trong tù học tiếng Việt thì cô dừng lại và cười (vì cô biết anh Quân là một giáo viên trung học) đâu có giống khủng bố đâu.

Trong một lần soạn bài cho chương trình Nước Non Ngàn Dặm về câu chuyện Trọng Thủy Mỹ Châu, H đọc được một đoạn khá lý thú để kể cho các bạn nghe: Người Việt cổ thời ấy trang phục nam nữ đẹp đẽ, có mũ lông chim, váy xoè kết bằng lông chim hoặc lá cây. Trai thì búi tó, xâm mình, gái thì đeo khuyên đeo còng đi dự lễ hội. Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái các anh hùng, các thủ lĩnh. Đọc đoạn này, H hiểu tại sao thi sĩ Bắc Phong cứ mơ lạc về năm 40 trước công nguyên để được gặp bà Trưng Nhị.

Friday, December 7, 2007

Sáng nay trời mưa ...

Sáng nay trời mưa, vườn sau đã đầy lá rụng, không có anh ba mẹ con H lủi thủi, ngơ ngác. Khoa ít nói hơn, hôm trước H tình cờ nghe Khoa nói với bạn trong điện thoại:" You are lucky your dad home with you, you should love him more.". Mấy hôm chưa nhận được tin anh, Khoa để ý đến mẹ nhiều, thấy mẹ buồn Khoa ôm mẹ dỗ dành: Con biết bố thương mẹ nhiều lắm, bố chỉ muốn làm việc của bố thôi. Sau này H mới rõ là Khoa biết chuyện anh đi Việt Nam.

Anh bảo H đừng quá lo lắng cho anh mà hãy vui cho anh, H vừa khóc vừa ghi lại những điều anh dặn. H biết rằng những hy sinh của anh lúc này, những lo lắng nhớ thương của mẹ con H dành cho anh làm sao so sánh được với những hy sinh của những người đi trước.

Wednesday, December 5, 2007

Thư gởi từ trại giam

Khi toà lãnh sự ở Sài Gòn báo cho H biết là họ sẽ được gặp anh vào buổi chiều hôm qua. H và Khoa đợi điện thoại suốt đêm không thấy họ gọi lại. Tối nay H gọi điện thoại liên tục thì vào lúc chín giờ tối nhân viên toà lãnh sự gọi lại cho H. Cô cho biết sức khoẻ anh tốt, thời gian mới bị bắt giam anh tuyệt thực nhưng đến ngày thứ ba nghe lời khuyên của mấy người bạn tù là ráng giữ gìn sức khoẻ vì vậy anh tạm gác chuyện tuyệt thực sang bên để xem tình hình ra sao rồi hẵn tính. Anh ở trong một gian phòng rộng chín mét vuông, với hai người khác. Có một em hai mươi sáu tuổi không biết đọc, biết viết. Vì vậy trong những giờ không bị gọi đi làm việc anh giúp dạy em này đánh vần, anh có yêu cầu cho một cuốn học đánh vần ở VN để dạy cho em.

Theo lời nhân viên toà lãnh sự họ có đọc hết thư H gởi cho anh. Họ nói anh xúc động nhiều lúc nghe đọc thư, họ có yêu cầu cho anh được viết ít chữ về nhà theo yêu cầu của gia đình nhưng trại giam không cho phép vì vậy anh có đọc cho nhân viên toà lãnh sự viết lại mấy giòng cho H và con:

Hương Khoa Trí rất thương yêu! Thời gian ở đây anh thương nhớ gia đình rất nhiều. Hương Khoa Trí yên tâm, đừng quá lo lắng cho anh và hãy vui cho anh. Anh đã đạt được ước mơ là đặt chân về Việt Nam. Anh xin lỗi H đã không cho biết về chuyến đi này.

Theo lời của nhân viên toà lãnh sự anh nói với họ là anh có nói cho Khoa biết trước khi anh đi. H hỏi Khoa thì Khoa nhận là anh có dặn Khoa: Con thay bố chăm sóc mẹ và em bố về Việt Nam bố làm việc của bố. Khoa nói là Khoa hứa với anh không nói cho mẹ biết nên vẫn dấu mẹ đến bây giờ.

Anh thương! H hứa với anh là H sẽ vững vàng cho những ngày trước mặt. Anh ráng giữ gìn sức khoẻ để chóng về với mẹ con H.

Ba mẹ con nhớ bố nhiều.

Hương Khoa Trí

My name is Khoa


My name is Khoa, and I am the oldest son of my father Dr. Nguyen Quoc Quan. When I found out my dad was captured by the Vietnam government, I was devastated. Millions of thoughts ran through my mind and I was confused for a period of time on account of the fact that my father could be gone forever. Nevertheless though, I pulled together and started of thinking of ways in which to help my dad get out of being a political prisoner. I don't exactly know why he was taken, but I want him home with me and my family very badly. It's not the same without him and I just don't like how I'm living right now. It would be a lot better if my dad went home. My dad was a very peaceful man, as is his job; he never ever resorted to violence and hatred, I would always think of him a as a smaller version of Ghandi. He helped people when they're in need and he is always there to talk to. My dad was a very smart man and would always help me with my homework; mostly math since he had a PhD in it. I miss my dad a lot. He would always work hard for his country, and would work long hours on helping it for the better. I didn't know what he meant by that, but I am always there for him and respect him as a father and an idol. I want the Vietnamese government to release him; they don't just have an important man, but a wonderful father and a reliable friend. My father is my hero, and realizing that he would go to Vietnam and do his job while risking getting caught was very heroic to me.

Sunday, December 2, 2007

Hòn Đá Làm Ra Lửa

Chỉ khi còn một mình, H mới cảm hết nỗi trống vắng. H tránh không nghĩ đến những điều có thể xảy ra cho anh làm mình lo sợ thêm. Hồi đó anh hay nói anh quí trọng những con người vượt qua sóng gió, trong khi H lại thực quá dở trước những thử thách cuộc đời.

H nhớ câu thơ của Trần Dạ Từ viết cho Nhã Ca khi ông đi tù cải tạo: "Tôi đâu có chọn em, nào tôi có chọn". Mà thực như vậy, H đâu có chọn anh, H với anh ở xa như hai đầu trái đất, nếu không có những tang thương dồn dập của đất nước ngày ấy, nếu không có những bản tin kinh hoàng về thuyền nhân dồn dập mỗi ngày, chắc mình không biết nhau. Cái "Hòn đá làm ra lửa" của Trần Dạ Từ cũng là hòn đá của H với anh. H nghĩ đến điều đó và H tự nói với mình: ngày mai, H sẽ bắt đầu một ngày mới khác với mười bốn ngày đã qua.

Saturday, December 1, 2007

Buổi thắp nến chiều thứ Bảy tại San Diego

MH viết thư này xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến các cô, các bác, các chú, các bạn trong cộng đồng đã hổ trợ, an ủi, khích lệ MH. Cám ơn buổi thắp nến chiều nay lúc 6 giờ chiều của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại San Diego. Cám ơn bác Lê Quang Dật, anh Hồ Thanh, anh Lê Trung và nhiều nhiều nữa những người H chưa kịp nhớ tên, và biết tên. Những đóng góp, những chia xẻ những an ủi có lúc đã làm H rơi nước mắt, nhưng thực sự đã giúp MH đứng vững và tin tưởng vào sức mạnh của cộng đồng mình.

Xin cám ơn những chia xẻ chân tình trong trang blog này. Cám ơn anh Nguyễn Đình Sài, anh Quân có kể về ngày kỷ niệm đám cưới của anh chị cho H nghe. Những điều anh viết đã là ngọn lửa ấm cho MH và các cháu rồi. Cám ơn T.L một người bạn cũ (H đoán vậy). Cám ơn PQH, chân thành cám ơn đề nghị của anh về việc thiết lập một quỹ pháp lý binh vực tự do cho anh Quân. H nghĩ cho đến ngày hôm nay trường hợp của anh Quân chưa biết chính quyền Việt Nam hành xử ra sao. Cho H xin được cám ơn tấm lòng của anh chị và xin những đóng góp đó tạm thời dồn cho những nhà đấu tranh dân chủ trong nước. Một lần nữa MH xin chân thành cám ơn.

MH

Friday, November 30, 2007

Thư gởi cho anh

Vậy là đã mười ba ngày kể từ ngày anh bị bắt và đúng mười lăm ngày kể từ ngày anh gọi cho H lần cuối. H tiếc là đã lỡ xoá mất lời nhắn của anh gởi cho con trong máy, nếu còn mấy mẹ con nghe lại cũng đỡ nhớ bố. Bây giờ nhớ lại H mới thấy mình vô tình, hồi đó anh hay gọi H lên để nghe chương trình Diễn Đàn Bạn Trẻ của đài RFA, nghe xong bao giờ anh cũng nói - Mình phải về chứ H, về để cho những người trẻ đó không thấy họ cô đơn. Anh ngưỡng phục luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Đài, bây giờ anh chị ấy đã nhận được lời nhắn của anh và các bạn anh rồi.


Một điều anh không biết là sau ngày nhận tin anh bị bắt, bạn bè anh, cộng đồng người Việt khắp nơi đã vận động ráo riết với văn phòng các dân biểu, nghị sĩ ở Hoa Kỳ. Cô Jamie của văn phòng dân biểu Dan Lungren cho H biết là có nhiều cú phone cũng như điện thư gởi vào văn phòng. Cô nói cô biết cộng đồng người Việt là một cộng đồng mạnh và họ hỗ trợ mạnh mẽ vấn đề của anh. Chắc họ cũng ngạc nhiên không biết tại sao người Việt mình lại gắn bó với nhau như vậy.Tối qua H đi gặp ông dân biểu Dan Lungren cùng với anh Dũng, cộng sự của ông có lẽ vì là phụ nữ, họ nhìn H ái ngại thương cảm. Họ đâu biết nếu cộng sản cũng có cái trống tam toà, thì H cũng bắt chước bà thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa vượt thuyền về đánh trống mà kêu oan cho chồng. H nhớ hoài hai câu thơ ông khóc vợ khi bà mất vì bạo bịnh:

Đất không phải chồng, sao nỡ thịt xương hoà với đất
Trời không chết vợ, đặng coi gan ruột thử coi trời!

Thursday, November 29, 2007

Thay một lời cám ơn

Làm sao để nói hết lòng biết ơn của mình đến những người bạn rất thân và không thân, đã gặp hoặc chưa từng. Tôi đọc những chia xẻ tâm tình, những an ủi khích lệ, đọc tên những người đã ký vào thỉnh nguyện thư, và đọc thấy những địa chỉ ở Sài Gòn, Hà Nội, Biên Hoà, Vinh, có người còn ghi rõ số nhà, tên đường, thành phố. Bạn ơi! những âu lo những khích lệ đã giúp tôi đứng vững trước sóng gió. Xin được bày tỏ lòng mình bằng hai câu thơ thay cho một lời cám ơn:

Bạn bè đây như lửa ấm hoàng hôn
Nối ngày nắng với đêm dài quạnh quẽ

MH

Wednesday, November 28, 2007

Thư gửi cho anh

Hôm qua H về nhà trời đã tối, nhà đối diện đã giăng những dây đèn Noel. Vậy là giáng sinh này anh không có nhà với mẹ con H. Nằm ở trại giam nào, đêm đêm anh có lo lắng cho mẹ con H không? Lúc ở nhà, anh biết tánh H yếu đuối mà cứ bắt H phải tập cứng rắn. Bây giờ không có anh ở đây, không ai bắt H cũng cứ phải tự nhủ thầm: phải vững vàng, phải vững vàng để còn lo cho con.


H nhận được cú phone của người bạn lúc một giờ rưỡi sáng báo tin chính quyền VN đã nhận là có bắt giữ anh. Mừng muốn khóc, H thầm tạ ơn trời phật, và cứ vậy thức cho tới sáng. Vậy là đã 3 đêm không ngủ sao mà không thấy mệt chút nào. H nhìn tấm hình anh mặc áo tù và nhớ đến ước mơ của anh ước mơ được làm hiệu trưởng trường trung học ở Rạch Giá. Bất chợt thấy thương anh và các chiến hữu của anh vô cùng.


Monday, November 26, 2007

Thư kêu gọi hỗ trợ

Kính gởi các cơ quan chính quyền các cấp
Kính gởi các hội đoàn, đoàn thể người Việt quốc gia ở Hoa kỳ và khắp nơi trên thế giới
Kính gởi các cơ quan truyền thông báo chí trong và ngoài nước


Tôi tên là Mai Hương là vợ của tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân. Cuối tuần qua gia đình tôi, tôi cùng hai con vô cùng bàng hoàng khi nhận được tin là chồng tôi đã bị chính quyền cộng sản bắt giam tại Sài Gòn cùng với năm người khác vào thứ bảy ngày 17 tháng 11. Cho đến hôm nay nhiều ngày đã trôi qua, chính quyền Việt Nam vẫn nhất định không chịu xác nhận là có bắt giữ chồng tôi.

Là một người vợ như bao nhiêu phụ nữ bình thường khác, tôi rất hoảng sợ đau xót khi nhận được hung tin này. Giờ này chồng tôi ở đâu? ở trại giam nào? anh có bị hành hung đánh đập hay không? sức khoẻ anh ra sao? Các con tôi còn nhỏ dại chỉ biết khóc thương bố và hỏi mẹ bố như thế nào, đang ở đâu? bố có còn về nhà được hay không?

Chồng tôi là một người chồng, người cha gương mẫu trong trách nhiệm đối với gia đình con cái. Bên cạnh đó, cũng như bao nhiêu người Việt Nam khác anh là một người luôn nặng lòng đối với đất nước. Suốt bao nhiêu năm dài anh hoạt động góp phần vào công cuộc đấu tranh để đòi tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Tôi kính trọng, thương quí anh và luôn là người bạn đồng hành hổ trợ cho chí hướng và lý tưởng của chồng tôi.

Trong giờ phút này, tôi và các con hết sức hoang mang lo lắng cho sự an nguy của chồng tôi. Tôi viết thư này bằng hết tất cả tấm lòng của người vợ cùng hai con nhỏ kính mong quí vị, các hội đoàn đoàn thể quốc gia khắp nơi trên thế giới tiếp tay giúp đỡ, gởi thỉnh nguyện thư đến các dân biểu và chính phủ Hoa Kỳ để họ giúp tìm kiếm và giải cứu cho chồng tôi được sớm trở về với gia đình. Mỗi sự hỗ trợ của quí vị là một cái phao giúp cho chồng tôi sớm thoát ra khỏi tình trạng hiểm nghèo. Xin chân thành tri ân quí vị.

Kính thư,

Ngô Mai Hương
Elk Grove (Sacramento), California



Tôi nhận được lá thư của mình đã được chuyển dịch sang Anh ngữ từ những người bạn trẻ chưa hề quen. Cám ơn những ân tình những tấm lòng của các bạn không những riêng đối với anh Quân mà còn muốn đem chia xẻ đến những người bạn trẻ khác trong cộng đồng. Một lần nữa xin chân thành cám ơn các bạn.
MH

Letter of Appeal

To various government agencies;
Nationalist Vietnamese organizations in the U.S. and through out the world;
and media outlets inside of Vietnam and abroad:


I am Mai-Huong, wife of Dr. Nguyen Quoc Quan. Last weekend, my family, myself and my two children were shocked to hear the news that my husband, along with five others, had been arrested in Saigon by the Vietnamese government on Saturday, November 17. Many days have passed, yet, to date, the Vietnamese government has failed to acknowledge my husband’s arrest.

As an ordinary wife, like any other woman, I am both hurt and terrified to receive such news. Where is my husband at this moment? Is he tortured or beaten? How is his health? My young children can only cry for their father, asking me how is he? Where is he? Will he come home again?

My husband is a model husband and father in the family. In addition, like many other Vietnamese, his heart carries a deep love for his country. Through many long years, he has actively contributed in the movement to promote freedom, democracy, and human rights for Vietnam. I love and respect him, and will continue to be his companion and supporter in his idealistic journey.

At this moment, my children and I are extremely concerned about my husband’s well being. I write this letter with the heart of an ordinary wife and two young children, asking you all, along with the many Vietnamese organizations through out the world, to help by sending petitions to the U.S. government and elected officials, urging them to fight for the release of my husband that he may return to our family. Each of your assistance is a lifeline helping my husband to soon get through these perilous times.

Yours gratefully,

Ngo Mai-Huong
Elk Grove (Sacramento), California